Thứ Bảy, 23 tháng 8, 2014

Từ điển năng lực Đại học Havard



  I.          Tổng quan về năng lực
Năng lực là gì?
Năng lực , theo nhiều thuật ngữ chung, là "thứ" mà một cá nhân phải chứng tỏ để thể hiện sự hiệu quả trong công việc, vai trò, chức năng, bổn phận, nhiệm vụ. Những "năng lực nầy " bao gồm các hành vi có liên quan đến công việc (những gì mà một người nói hoặc làm có kết quả với hiệu suất tốt hay kém), động lực (cảm nhận thế nào về công việc, tổ chức hoặc vị trí địa lý ), kiến thức/ kỹ năng về công nghệ (những gì mà một người biết/ chứng minh về các yếu tố, công nghệ, nghề nghiệp, qui trình thủ tục, công việc, tổ chức, vv…). Năng lực được xác định thông qua các nghiên cứu về công việc và vai trò cá nhân trong tổ chức .


   II.          Quản lý và phát triển năng lực và hiệu suất
Quản lý hiệu suất nhiều năm qua đã tiến triển dựa trên phương pháp tiếp cận từ tính cách và kết quả công việc, nó không nhằm tập trung vào xây dựng và phát triển hành vi, mà dựa trên phương pháp tiến cận về sự thừa nhận cần thiết phải cung cấp cho các cá nhân với thông tin phản hồi về trách nhiệm/ mục tiêu công việc cũng như năng lực hoặc hành vi.
Ở cấp độ cá nhân, sự tập trung vào các năng lực này cho phép người đó chủ động trong việc phát triển cá nhân mình bằng cách cung cấp cho họ các chỉ dẫn trong nỗ lực làm thay đổi hành vi .
Ở cấp độ tổ chức, nó tập trung vào các năng lực cho phép quản lý/ phát triển hiệu suất, gắn xếp đặt hiệu suất cá nhân với các giá trị và chiến lược của tổ chức, tối đa hóa hiệu suất cá nhân trong lúc vẫn theo đuổi các công việc cụ thể, liên quan đến mục tiêu và hành vi.
Hiệu suất có thể được đo lường qua nhiều loại năng lực. Các phép đo được sử dụng để thực hiện vào việc tuyển dụng, đề bạt và quyết định kế thừa, hướng dẫn đào tạo và phát triển các nỗ lực. Việc sử dụng các năng lực đã là một thành quả quan trọng cho nhiều loại hình tổ chức trải qua những thay đổi nhanh chóng và mạnh mẽ .
 III.          Tôi phải làm gì với tất cả những năng lực ?
Như bạn xem xét các năng lực, xin nhớ rằng năng lực nầy chỉ giúp mô tả công việc được thực hiện "như thế nào" (bằng các kiến thức , kỹ năng và khả năng) . Chúng đại diện cho một độ lớn của công việc [ rất quan trọng]. Chúng không mô tả "cái gì" đạt được trong giới hạn kết quả, trách nhiệm, phân phối hoặc mục tiêu dự án cụ thể. Năng lực được sử dụng như lập kế hoạch, hướng dẫn và phát triển các hành vi/ hiệu suất.
Mục tiêu của bạn trong việc sử dụng hướng dẫn này không phải là để chọn nhiều năng lực nhất có thể,  mà là lựa chọn những năng lực nào có thể giúp ích cho bạn áp dụng trong công việc của mình.
Điều chính yếu là phải tập trung từ  8-10 (không có con số kỳ diệu) năng lực quan trọng nhất như là một khung hay mô hình năng lực, sau đó thu hẹp xuống còn từ 3-5 năng lực sử dụng trong quản lý và phát triển hiệu suất.
Khi đã lựa chọn 3-5 năng lực, một thực hành tốt là chọn ra vài năng lực nào đó là những điểm mạnh quan trọng (dựa trên mục tiêu của bạn) để tiếp tục xây dựng. Ngoài ra, có thể chọn thêm một vài năng lực để phát triển. Sự cung cấp này giúp cho sự cân bằng giữa tính chắc chắn và nhu cầu phát triển.


Sau đây là các loại năng lực:

Phân loại 42 năng lực theo Đại học Havard:

1. Khả năng thích ứng (Adaptability)

2. Xếp đặt hiệu suất để thành công (Aligning Performance for Success)

3. Học ứng dụng (Applied Learning)

4. Xây dựng một đội/nhóm thành công (Building a Successful Team )

5. Xây dựng khách hàng trung thành (Building Customer Loyalty)

6. Xây dựng mối quan hệ đối tác (Building Partnerships)

7. Xây dựng mối quan hệ tích cực làm việc – Làm việc nhóm/ hợp tác Building Positive Working Relationships-Teamwork/Collaboration)

8. Tạo dựng lòng tin(Building Trust)

9. Huấn luyện(Coaching)

10. Truyền đạt thông tin/ giao tiếp (Communication)

11. Không ngừng học tập (Continuous Learning)

12. Góp phần vào đội/ nhóm thành công(Contributing to Team Success)

13. Hướng đến khách hàng (Customer Focus)

14. Ra quyết định (Decision Making)

15. Uỷ thác hay phân quyền (Delegation)

16. Phát triển người khác (Developing Others) 27

17. Nhiệt tình (Energy) 28

18. Tạo điều kiện thay đổi (Facilitating Change)

19. Giám sát, theo dõi (Follow-Up)

20. Trình bày chính thức (Formal Presentation)

21. Đạt được sự cam kết (Gaining Commitment)

22. Tác động, gây ảnh hưởng (Impact)

23. Theo dõi, giám sát thông tin (Information Monitoring)

24. Hành động sáng tạo (Sáng kiến​​)- Initiating Action (Initiative)

25. Đổi mới (Innovation)

26. Tầm nhìn và giá trị dẫn đầu/ sống động (Leading/Living The Vision And Values)

27. Quản lý xung đột (Managing Conflict)

28. Quản lý công việc (bao gồm quản lý thời gian)- Managing Work (Includes Time Management)

29. Lãnh đạo hội họp (Meeting Leadership)

30. Tham dự hội nghị (Meeting Participation)

31. Đàm phán (Negotiation)

32. Lên kế hoạch và tổ chức thực hiện (Planning and Organizing)

33. Định hướng chất lượng (Quality Orientation)

34. Chấp nhận rủi ro (Risk Taking)

35. Nhận thức về an toàn (Safety Awareness)

36. Kỹ năng bán hàng/ thuyết phục (Sales Ability/Persuasiveness)

37. Ra quyết định chiến lược (Strategic Decision Making)

38. Chịu đựng sự căng thẳng (Stress Tolerance)

39. Kiến thức và kỹ năng chuyên môn/ kỹ thuật (Technical/Professional Knowledge and Skills)

40. Kiên định (Tenacity)

41. Xác định giá trị đa dạng (Valuing Diversity)

42. Tiêu chuẩn công việc (Work Standards)

0 nhận xét:

Đăng nhận xét